Thanh Hóa duy trì thứ hạng Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công năm 2022

Đăng ngày 12 - 04 - 2023
100%

Sáng ngày 12/4/2023, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh năm 2022, theo đó Thanh Hóa tiếp tục nằm trong top 3 tỉnh đứng đầu cả nước với 46,0154 điểm.

Lễ công bố ''Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam - PAPI 2022''

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. PAPI được đánh giá qua 08 trục nội dung (gồm 29 nội dung thành phần và hơn 120 chỉ tiêu chính), gồm: (1) Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; (2) Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; (3) Trách nhiệm giải trình với người dân; (4) Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; (5) Thủ tục hành chính công; (6) Cung ứng dịch vụ công; (7) Quản trị môi trường và (8) Quản trị điện tử (Từ 2018 trở về trước đánh giá theo 6 trục nội dung).

Theo Báo cáo kết quả PAPI 2022, trong số các tỉnh/TP thuộc nhóm tứ phân vị “cao”, 6 tỉnh/TP thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và 6 tỉnh/TP thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Các tỉnh/TP trong số 14 địa phương trong nhóm tứ phân vị “thấp” thuộc các vùng trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh Quảng Ninh đứng đầu trong bảng xếp hạng PAPI 2022 với chỉ số tổng hợp đạt 47,8763; tỉnh Cao Bằng đứng cuối cùng với 38,8037.

Theo kết quả đánh giá, Thanh Hóa tiếp tục đứng thứ 3 cả nước với 46,0154 điểm. trong đó: Chỉ số Tham gia của người dân ở cơ sở đạt 6,11; Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương đạt 5,97; Trách nhiệm giải trình với người dân đạt 4,52; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công đạt 7,28; Thủ tục hành chính công đạt 7,44; Cung ứng dịch vụ công đạt 7,94; Quản trị môi trường đạt 3, 65 và Quản trị điện tử đạt 3,09. Trong 8 trục nội dung đánh giá có 6/8 nội dung trong nhóm tỉnh đạt điểm cao nhất, gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công và 2/8 nội dung trong nhóm trung bình cao, gồm: Quản trị môi trường và Quản trị điện tử./.

<

Tin mới nhất

Thanh Hóa duy trì thứ hạng Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công năm 2022(12/04/2023 4:26 CH)

Kế hoạch Cải cách hành chính của Sở Nội vụ năm 2020(15/01/2020 10:46 SA)

Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019(12/02/2019 3:05 CH)

Báo cáo chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước...(05/06/2018 3:15 CH)

Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2018(02/02/2018 10:45 SA)

Thông tư 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát...(06/11/2017 1:29 CH)

Nghị định 92/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát...(14/08/2017 1:21 CH)

KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2016(15/12/2015 4:14 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
536 người đã bình chọn
°
1396 người đang online